Để có một lớp sơn đẹp, đều màu và không bị lem, kỹ thuật thi công đóng vai trò quyết định. Dù sử dụng loại sơn tốt đến đâu nhưng thiếu chuẩn bị hoặc thao tác sai, bề mặt tường vẫn dễ gặp lỗi. Dưới đây là 5 mẹo nhỏ giúp sơn nhà không bị lem khi thi công.
Chọn dụng cụ sơn phù hợp
Chọn dụng cụ sơn phù hợp
Chọn dụng cụ đúng giúp lớp sơn đều, bám tốt và tránh tình trạng lem, loang màu. Trong thực tế, nhiều người thường chọn sai dụng cụ khiến sơn bị sọc hoặc không đều màu.
- Con lăn sơn:
- Tường nhẵn (đã trét bột kỹ): nên chọn con lăn có lông ngắn 5–10mm.
- Tường thô (chưa trét hoặc gồ ghề): dùng lông dài 12–20mm để sơn phủ đều.
- Không nên dùng con lăn đã khô cứng vì sẽ không thấm và nhả sơn tốt.
- Cọ quét sơn:
- Cọ sợi tổng hợp phù hợp sơn nước; cọ lông heo phù hợp với sơn dầu.
- Đầu cọ không bị tòe hoặc rụng lông, chiều dài vừa tay cầm dễ thao tác.
- Khay lăn sơn: Nên dùng khay có mặt gờ để gạt bớt sơn dư trên con lăn, tránh chảy nhỏ giọt.
Mẹo thực tế: Trước khi sơn, ngâm con lăn/cọ vào nước (với sơn nước) hoặc dung môi tương thích (với sơn dầu) khoảng 5–10 phút rồi vắt ráo để sơn không bám vón cục khi thi công. Để chọn mua con lăn sơn, cọ lăn sơn tốt thì chọn ngay thương hiệu Tân Việt Nhật.
Chuẩn bị bề mặt kỹ càng
Một trong những lỗi phổ biến khiến sơn dễ bong tróc là do bề mặt chưa được xử lý đúng cách. Đây là bước quan trọng nhưng thường bị bỏ qua hoặc làm sơ sài.
- Vệ sinh: Dùng chổi quét, máy hút bụi, khăn ẩm lau sạch lớp bụi, vôi vữa, dầu mỡ, đặc biệt là các góc khuất, chân tường.
- Xử lý ẩm mốc: Dùng dung dịch tẩy nấm mốc hoặc chà kỹ bằng bàn chải sắt, để khô hoàn toàn rồi mới sơn.
- Trám trét: Dùng bột trét vá lại vết nứt, lỗ nhỏ, sau đó dùng giấy nhám mịn chà phẳng.
- Sơn lót: Không thể thiếu nếu muốn sơn lên màu chuẩn, đồng đều và tăng độ bám cho lớp phủ. Với tường cũ hoặc tường thấm nước, nên dùng sơn lót kháng kiềm.
Thực tế: Khi sơn trực tiếp lên tường chưa sơn lót, màu sơn phủ sẽ bị loang, xuống tông và dễ bong vảy sau vài tháng.
Vệ sinh bề mặt tường thi công sạch sẽ tăng độ bán sơn
Dùng băng keo giấy để che chắn
Băng keo giấy là trợ thủ đắc lực giúp tạo viền sơn sắc nét và tránh lem màu sang các khu vực không mong muốn. Trước khi bắt đầu sơn, hãy dán băng keo tại các vị trí như viền cửa, khung cửa sổ, ổ cắm điện, chân tường hay trần nhà. Đảm bảo băng keo được dán sát mép, không để hở để sơn không thấm qua. Sau khi hoàn tất lớp sơn cuối và sơn còn ẩm, nhẹ nhàng gỡ băng keo theo góc 45 độ để đường viền sơn được gọn gàng, không bị bong tróc. Đây là một mẹo nhỏ nhưng giúp nâng cao tính thẩm mỹ đáng kể cho công trình sơn của bạn.
Cần che chắn kỹ trước khi thi công
Lăn/quét đều tay, không dừng đột ngột
Lăn sơn đều tay không dừng giữa chừng
Rất nhiều người thi công tự phát mắc lỗi do dừng tay giữa chừng, khiến tường xuất hiện các vệt sơn sẫm/mờ khác nhau sau khi khô.
- Dùng con lăn:
Nhúng con lăn khoảng 1/3 vào khay sơn, gạt đều để tránh đọng sơn.- Lăn theo hình chữ “W” hoặc “M” để phân bố sơn, rồi lăn lại để dàn đều.
- Không nên ép mạnh tay, khiến sơn bị vắt ra không đều.
- Dùng cọ quét:
- Đưa cọ nhẹ nhàng, vuốt theo chiều dài của bề mặt.
- Không xoay ngược hoặc đổi chiều đột ngột giữa chừng.
- Nên chồng lớp cọ lên 1/3 so với vệt trước để không bị sọc.
Kinh nghiệm thực tế: Nếu cần dừng thi công, nên dừng ở mép tường hoặc sát trần – nơi có thể che khuyết điểm bằng len tường hoặc khung trang trí sau này.
Sơn nhiều lớp mỏng thay vì 1 lớp dày
Sơn nhiều lớp sơn thay vì 1 lớp
Thói quen phổ biến của người mới là cố quét thật dày để che nhanh khuyết điểm, nhưng điều này dễ khiến sơn bị chảy, lâu khô và nứt bề mặt.
- Lớp 1: Gọi là lớp bắt nền – không yêu cầu che phủ hoàn toàn nhưng cần đều màu.
- Lớp 2: Là lớp phủ hoàn thiện, cho màu chuẩn, đều, không vệt.
Lớp 3 (nếu cần): Dùng khi cần màu đậm hơn, hoặc với màu sơn nhạt (vàng chanh, trắng ngà), nên phủ thêm để tăng độ bền màu.
Thực tế: Sơn dày sẽ lâu khô, dẫn đến hiện tượng “da cam” (bề mặt gồ nổi không đều) hoặc bị bong tróc do sơn chưa khô hẳn bên trong.
Tổng kết
Chỉ với 5 mẹo nhỏ nhưng hiệu quả, bạn hoàn toàn có thể tự sơn nhà mà vẫn đảm bảo lớp sơn đẹp, đều màu, không lem loang. Từ việc chuẩn bị bề mặt kỹ càng, chọn đúng dụng cụ đến kỹ thuật sơn hợp lý – mỗi bước đều góp phần tạo nên một công trình hoàn hảo. Đừng bỏ qua những chi tiết tưởng chừng đơn giản, vì chính chúng là yếu tố quyết định thẩm mỹ và độ bền của lớp sơn theo thời gian.